Cơ sở dữ liệu

Tra cứu dữ liệu

Báo cáo HTQLCTR năm 2022

string(98) "https://chatthairan.thuathienhue.gov.vn/wp-content/uploads/2023/12/Bao-cao-HTQLCTR-nam-2022-1.docx"
Xuất dữ liệu
 

MỞ ĐẦU

 

Trong khuôn khổ Dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” (sau đây gọi tắt là dự án TVA) do WWF-Na Uy tài trợ thông qua WWF-Việt Nam và được tiếp nhận bởi UBND Thành phố Huế được triển khai từ năm 2021 tới 2024 với mục tiêu hỗ trợ thành phố Huế trong việc bảo vệ các dòng sông và hệ sinh thái của vùng đất ngập nước và ven biển bị ô nhiễm do rác thải nhựa.

 

Thực hiện hợp phần xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, sau khi triển khai web portal, từ báo cáo chất thải rắn năm 2022 của 9 huyện, thị xã và thành phố Huế, đơn vị tư vấn tổng hợp, phân tích, xây dựng báo cáo hiện trạng quản lý chất thải rắn tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

Trong bối cảnh số liệu thu thập hiện tại của các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu tập trung vào chất thải rắn sinh hoạt, vì vậy trong báo cáo này chúng tôi cũng chỉ thể hiện được các số liệu liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

 

 

1. THỰC TRẠNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TOÀN TỈNH

1.1. Dòng chảy chất thải rắn sinh hoạt

đồ dòng chất thải sinh hoạt tại tỉnh Thừa Thiên Huế được thể hiện ở hình 1:

Hình 1. Dòng chất thải sinh hoạt tại tỉnh Thừa Thiên Huế

 

- Nguồn phát sinh: Các nguồn phát sinh CTRSH bao gồm: hộ gia đình; khu thương mại, dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ…); công sở (cơ quan, trường học, trung tâm, viện nghiên cứu, bệnh viện…); khu công cộng (nhà ga, bến tàu, bến xe, sân bay, công viên, khu vui chơi giải trí, đường phố…); các hoạt động sinh hoạt của cơ sở sản xuất.

1.2. Khối lượng chất thải sinh hoạt thu gom

Bảng 1. Khối lượng chất thải rắn của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022

STT

Địa phương

Khối lượng CTR năm 2022 (tấn/năm)

1

Thành phố Huế

124.691

2

Thị xã Hương Trà

12.472

3

Thị xã Hương Thủy

11.697

4

Huyện Phong Điền

14.272

5

Huyện Quảng Điền

13.597

6

Huyện Phú Vang

16.780

7

Huyện Phú Lộc

17.347

8

Huyện Nam Đông

5.203

9

Huyện A Lưới

4.010

 

Toàn tỉnh

220.069

(Nguồn: báo cáo công tác quản lý CTR của các huyện, thị xã, thành phố 2022)

Tỷ lệ thu gom CTR ở các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm được thể hiện ở bảng 2.

Bảng 2. Tỷ lệ thu gom CTR trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022

ĐVT: %

STT

Địa phương

Năm

2018

Năm 2019

Năm

2020

Năm

2021

Năm

2022

1

Thành phố Huế

95,8

96,0

96,0

98,0

98,0

2

Thị xã Hương Thủy

87,0

87,0

90,0

93,8

93,8

3

Thị xã Hương Trà

89,0

90,0

92,0

93,0

93,0

4

Huyện Phú Vang

78,0

83,0

86,0

97,5

97,5

5

Huyện Phong Điền

95,3

95,4

95,4

95,3

95,3

6

Huyện Quảng Điền

89,0

89,6

89,7

92,1

92,1

7

Huyện Phú Lộc

54,0

81,7

90,9

98,0

98,0

8

Huyện Nam Đông

90,09

94,0

94,5

95,5

95,5

9

Huyện A Lưới

-

-

85,4

85,6

85,6

(Nguồn: *Điều tra, thu thập năm 2022)

Hình 2. Tỷ lệ thu gom CTRSH từ năm 2018 đến 2022 ở tỉnh Thừa Thiên Huế

 

Tỷ lệ thu gom CTRSH chưa có sự đồng đều giữa các địa phương, tỷ lệ thu gom cao nhất ở thành phố Huế và thấp nhất ở huyện A Lưới. Nguyên nhân tỷ lệ thu gom CTR ở huyện A Lưới thấp do một số xã không thuận lợi về đường giao thông, dân cư ở các xã phân bố rãi rác nên các phương tiện thu gom khó tiếp cận. Như vậy, khối lượng CTRSH tồn đọng, thất thoát vào môi trường vẫn còn lớn ở các địa phương.

 Việc thu gom với tần suất khác nhau ở các địa phương chủ yếu phụ thuộc vào lượng CTR phát sinh và năng lực thu gom của các đơn vị chuyên trách thu gom chất thải. Tần suất thu gom CTR có sự khác nhau ở các địa phương, cụ thể:

+ Khu vực thành phố Huế: thu gom với tần suất 1 lần/1 ngày (đường chính), 2-3 lần/tuần (đường kiệt); thu gom ở các cơ quan theo thỏa thuận;

+ Khu vực Thị xã Hương Thủy; Thị xã Hương Trà: 1 lần/ngày ở thị trấn, các xã, phường 2-3 lần/tuần;

+ Khu vực huyện Quảng Điền: 1-2 lần/tuần;

+ Khu vực huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc: 1 lần/ngày, có xã thu gom 3 lần/tuần;

+ Khu vực huyện Phong Điền: dao động 1-4 lần/tuần;

+ Khu vực huyện Nam Đông: 01 lần/ngày tại thị trấn Khe Tre và xã Hương Xuân; 02 ngày/lần tại các xã còn lại;

+ Khu vực huyện A Lưới: tại thị trấn A Lưới với tần suất 1 lần/ngày; có xã 04 xã thuộc khu vực độ thị mở rộng: 2 ngày/lần; 13 xã còn lại người dân tự thu gom và xử lý.

- Phương thức thu gom vận chuyển: Công tác thu gom và vận chuyển CTR trên địa bàn tỉnh chủ yếu do các đơn vị có chức năng phụ trách. Đối với các địa phương, chính quyền ký hợp đồng trực tiếp với để thực hiện việc thu gom và vận chuyển về các BCL như Thủy Phương, Hương Phú, Quảng Lợi...

1.3. Chi phí quản lý CTR

Kinh phí cho hoạt động thu gom CTR (kinh phí trả cho các đơn vị thu gom CTR  từ hộ gia đình ra vị trí tập kết tập trung hoặc ra BCL rác), hiện tại các địa phương đều sử dụng từ nguồn thu phí VSMT của các hộ dân (trừ địa bàn thành phố Huế áp dụng gộp chung vào gói kinh phí dịch vụ công ích quét dọn, thu gom, vận chuyển chất thải).

Thực tế tại nhiều địa phương mức thu không đủ chi trả cho hoạt động của các tổ thu gom nên có địa phương để đảm bảo duy trì được hoạt động thu gom CTR trên địa bàn, đã thỏa thuận, thống nhất với người dân mức thu cao hơn mức tối đa tỉnh quy định. Kinh phí cho hoạt động vận chuyển CTRSH (kinh phí hỗ trợ cho đơn vị vận chuyển CTRSH từ điểm tập kết, trạm trung chuyển đến nhà máy xử lý), hiện tại mức hỗ trợ được xác định theo khoảng cách vận chuyển.

Ngân sách của tỉnh đầu tư cho các địa phương đối với công tác quản lý CTR có xu hướng tăng lên, cụ thể năm 2014 tổng nguồn tài chính cho quản lý CTR khoảng 134.220 triệu đồng đến năm 2022 tăng lên trên 200.000 triệu đồng. Thành phố Huế là địa phương được tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư ngân sách lớn nhất cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Trong năm 2022, ngân sách đầu tư cho các địa phương thực hiện các hạng mục thu gom, vận chuyển và xử lý CTR thể hiện trong bảng 3:

Bảng 3. Ngân sách đầu tư cho các địa phương trên địa bàn tỉnh năm 2022

 

 

ĐVT: đồng

STT

Đơn vị

Mức đầu tư

1

Thành phố Huế

151,015,245,000

2

Thị xã Hương Trà

7,103,335,500

3

Thị xã Hương Thủy

11,094,711,000

4

Huyện Phong Điền

6,979,000,000

5

Huyện Quảng Điền

7,561,182,000

6

Huyện Phú Vang

8,550,000,000

7

Huyện Phú Lộc

4,383,619,000

8

Huyện Nam Đông

4,412,185,000

9

Huyện A Lưới

3,890,000,000

 

Tổng cộng

204,989,277,500

 

(Nguồn: báo cáo công tác quản lý CTR của các huyện, thị xã, thành phố 2022)

 

Hình 3. Kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý năm 2022

1.4. Đầu tư cho công tác xử lý chất thải

Các dự án đã đầu tư và đi vào hoạt động cho công tác xử lý CTR tính đến năm 2022 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được thể hiện ở bảng 4.

Bảng 4. Bãi chôn lấp và KXL được đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tính đến năm 2022

STT

Tên bãi chôn lấp

Địa điểm

Năm bắt đầu hoạt động

Diện tích
(ha)

Tổng mức đầu tư          (tỷ đồng)

Phạm vi phục vụ

Đơn vị
quản lý
vận hành

1

BCL Thủy Phương

TX Hương Thủy

1999

14,08

11,41

TP Huế, Hương Trà, Hương Thủy,Phú Lộc

HEPCO

2

Nhà máy xử lý rác Thủy Phương

TX Hương Thủy

2007

4,00

137,00

TP Huế, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc

Đơn vị chủ quản: Công ty CP Đầu tư và phát triển Tâm Sinh Nghĩa

3

BCL Lộc Thủy

H.Phú Lộc

2010

2,67

36,10

H.Phú Lộc, Phú Vang

HEPCO

4

BCL Quảng Lợi

H.Quảng Điền

2016

1,80

19,06

H.Quảng Điền

Phòng KT_HT huyện Quảng Điền

5

BCL Núi Thế Đại

TX Hương Trà

2000

1,00

0,69

TX Hương Trà (phường Tứ Hạ, phường Hương Vân)

UBND phường Tứ Hạ

6

BCL Phong Thu

H.Phong Điền

2006

1,65

   -

H.Phong Điền

UBND xã Phong Thu

7

BCL Hồng Thượng

H.A Lưới

2011

1,05

   -

Huyện A Lưới

Ban CTCC&DVCI (đơn vị riêng)

8

BCL Thượng Nhật

H.Nam Đông

1997

0,96

   -

Huyện Nam Đông

UBND Huyện Nam Đông

9

Lò đốt Lộc Thủy

H. Phú Lộc

-

-

9,5

H.Phú Lộc, TP. Huế, Phú Vang

Công ty HEPCO

10

BCL Đông Sơn

A Lưới

-

15-20

5,0

Huyện A Lưới

Ban CTCC&DVCI

11

BCL Hương Bình

TX. Hương Trà

 

40

85,79

TX. Hương Trà

Công ty HEPCO

12

BCL Phú Sơn dự phòng

TX. Hương Thủy

2022

5

28,733

H.Phú Lộc, TP. Huế, Phú Vang, TX Hương Thủy

Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB

12

BCL Phú Sơn

TX. Hương Thủy

2022

40

72,3

H. Phú Lộc, TP.Huế, Phú Vang, TX Hương Thủy

Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB

13

Nhà máy điện rác Phú Sơn

TX. Hương Thủy

2022

 

1694,2

H. Phú Lộc, TP Huế, Phú Vang, TX Hương Thủy

Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB

(Nguồn: Sở Xây dựng, Sở TN&MT; Sở kế hoạch và đầu tư)

2. THỰC TRẠNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CẤP HUYỆN

2.1. Khối lượng thu gom và tỷ lệ CTRSH được thu gom

Tổng số hộ và số nhân khẩu trên địa bàn các huyện, thị xã và thành phố Huế dựa trên số liệu theo kết quả tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022 tại Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 19/01/2023 của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khối lượng thu gom của từng địa phương cấp huyện, bình quân CTRSH được thu gom bình quân mỗi hộ và mỗi nhâu khẩu được thể hiện trong bảng 5.

Bảng 5. Khối lượng thu gom chất thải rắn của từng địa phương trên địa bàn tỉnh năm 2022

 

STT

Địa phương

KL CTR năm 2022 (tấn/năm)

Số hộ

Số nhân khẩu

CTRSH thu gom bình quân/hộ

CTR thu gom bình quân/đầu người

1

Thành phố Huế

124.691

130.307

533.578

                             0,96

0,234

2

Thị xã Hương Trà

12.472

18.182

77.390

                             0,69

0,161

3

Thị xã Hương Thủy

11.697

25.808

102.340

                             0,45

0,114

4

Huyện Phong Điền

14.272

30.051

117.951

                             0,47

0,121

5

Huyện Quảng Điền

13.597

26.259

104.891

                             0,52

0,130

6

Huyện Phú Vang

16.780

35.765

149.502

                             0,47

0,112

7

Huyện Phú Lộc

17.347

41.499

175.951

                             0,42

0,099

8

Huyện Nam Đông

5.203

7.173

29.396

                             0,73

0,177

9

Huyện A Lưới

4.010

14.133

53.828

                             0,28

0,074

 

Toàn tỉnh

220.069

329.177

1.344.827

                             0,67

0,164

 

2.2. Hiện trạng phân loại, tái chế, tái sử dụng CTR

Hiện nay, mỗi ngày toàn tỉnh Thừa Thiên Huế phát sinh khoảng 603,9 tấn/ngày CTRSH chưa qua phân loại (theo số liệu điều tra, thống kê năm 2021). Công tác phân loại, tái chế, tái sử dụng CTR đã được chính quyền địa phương hết sức quan tâm chỉ đạo nhằm giảm chi phí xử lý CTRSH. Năm 2016 và 2017, dưới sự hỗ trợ của tổ chức JICA Nhật Bản một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã áp dụng một số mô hình điểm về thu gom, phân loại để xử lý như phân loại CTRSH tại nguồn để sản xuất phân hữu cơ dựa vào cộng đồng tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền; xã Hương Xuân, thị xã Hương Trà; và xã Phú Dương, huyện Phú Vang.

Năm 2020, UBND tỉnh đã có công văn số 4512/UBND-GT hướng dẫn phân loại CTRSH tại nguồn, chủ yếu là tuyên truyền, tập huấn và sau đó tùy từng địa phương để triển khai thực hiện. Sau khi có hướng dẫn của UBND tỉnh, đến năm 2022 các địa phương đã ban hành các văn bản, xây dựng kế hoạch và triển khai công tác phân loại CTR tại nguồn. Tính đến tháng 7 năm 2022, mới chỉ có thành phố Huế khởi động Chương trình phân loại CTRSH trên địa bàn với sự đồng hành của dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa miền Trung Việt Nam” do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam-WWF tài trợ. Đây là chương trình trọng tâm mang tính lâu dài để giải quyết tình trạng quá tải trong xử lý CTRSH tại Huế. Hiện nay chương trình đang triển khai thực hiện tại toàn bộ 36 phường thuộc thành phố mở rộng. UBND thành phố Huế đã tổ chức các khóa tập huấn, hướng dẫn cho lãnh đạo các ban, ngành, hội, đoàn thể trên địa bàn thực hiện trước, sau đó nhân rộng trong cán bộ, người dân phân loại CTRSH tại nhà để tạo thói quen phân loại rác.

2.3. Hệ thống thu gom

Công tác thu gom CTRSH ở các địa phương trên địa bàn tỉnh hiện nay do các đơn vị phụ trách:

+ HEPCO phạm vi thu gom vận chuyển: thành phố Huế, huyện Phú Lộc, thị xã Hương Thủy và thị xã Hương Trà ; Liên doanh HEPCO và Công ty TNHH thương mại xây dựng và Dịch vụ môi trường Thừa Thiên Huế thu gom và vận chuyển 07 phường, xã, thị trấn huyện Phú Vang.

+ Công ty TNHH Hằng Trung phạm vi thu gom, vận chuyển: huyện Phú Vang (7 xã  trên địa bàn huyện và 5 xã/ phường thuộc TP. Huế)

+ Ban quản lý công trình công cộng và dịch vụ công ích huyện A Lưới phạm vi thu gom, vận chuyển: huyện A Lưới

+ Công ty TNHH Môi trường Nam Đông phạm vi thu gom, vận chuyển: huyện Nam Đông

+ HTX Môi trường Phong Điền, HTX Môi trường và Đô thị Phong Hiền phạm vi thu gom, vận chuyển: huyện Phong Điền

+ Công ty TNHH MTV Xây dựng và Thương mại Nhật Đăng Phát phạm vi thu gom, vận chuyển: huyện Quảng Điền

+ HTX môi trường, điện, nước Lăng Cô phạm vi thu gom, vận chuyển: thị trấn Lăng Cô

Các doanh nghiệp, các Tổ (đội) và HTX đã từng bước góp phần xã hội hóa hoạt động quản lý CTR, cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển CTR đến các địa điểm tập kết chung (điểm trung chuyển) và các BCL của địa phương.

Đối với khu vực miền núi có giao thông cách trở, chưa có điều kiện tổ chức thu gom tập trung và chưa có đơn vị dịch vụ vệ sinh hoạt động trên địa bàn thì chính quyền địa phương vận động nhân dân tổ chức thu gom và xử lý tại chỗ theo từng hộ hoặc từng nhóm hộ gia đình.

2.4. Xử lý và tiêu hủy chất thải

Thực trạng các BCL và KXL tập trung trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được thể hiện ở bảng 6.

Bảng 6. Thực trạng các bãi chôn lấp và KXL của tỉnh Thừa Thiên Huế

TT

Bãi chôn lấp

Diện tích (m2)

Khối lượng CTR tiếp nhận (tấn/năm)

Đơn vị quả lý vận hành

Phạm vi phục vụ

Chi chú

1

BCL Thủy Phương

140.800

91.250

HEPCO

TP. Huế, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang

Đang hoạt động

2

BCL Lộc Thủy

26.700

10.950

HEPCO

Phú Lộc, Phú Vang

Tạm dừng hoạt động

3

BCL Hồng Thượng

10.530

4.015

Ban CTCC&DVCI

A Lưới

Không phù hợp QH

4

BCL Phong Thu

16.500

7,2

UBND xã Phong Thu

Phong Điền

Không phù hợp QH

5

BCL Hương Phú

4.619

 

UBND Huyện Nam Đông

Nam Đông

Đang hoạt động

6

BCL Quảng Lợi

18.000

9,075

Phòng KT-HT huyện Quảng Điền

Quảng Điền

Đang hoạt động

 

TT

Khu xử lý

Loại hình xử lý

Quy mô/Công nghệ

Đơn vị quả lý vận hành

Phạm vi phục vụ

Chi chú

 

 

KXL Thủy Phương

Xử lý CTNH

 

 

- Lò đốt 100 kg/giờ

Đốt

- Lò đốt 500kg/giờ

Đốt

HEPCO

Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế

- Đang hoạt động

- Đang hoàn thiện hồ sơ

 

2

KXL Lộc Thủy

Xử lý CTNH và chôn lấp CTR

Xử lý CTRSH

Đóng rắn

 

 

 

Lò đốt 20 tấn/ngày

Đốt

 

HEPCO

Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế

 

Khu vực Chân Mây – Lăng Cô

Đang hoạt động

(Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế, 2022)

3. DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG CTRSH, TỶ LỆ THU GOM GIAI ĐOẠN 2025 - 2030

3.1. Dự báo khối lượng CTRSH

Kết quả dự báo CTR sinh hoạt của tỉnh Thừa Thiên Huế cho khu vực đô thị, nông thôn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 và theo các năm và được trình bày lần lượt ở các bảng 7 và bảng 8.

Bảng 7. Khối lượng phát sinh CTR sinh hoạt theo các giai đoạn

 

TT

 

Khu vực

Khối lượng phát sinh CTR (tấn/ngày)

CTR Đô thị

CTR Nông thôn

2025

2030

2025

2030

 

 Toàn tỉnh

482,65

670,43

245,29

296,46

1

Thành phố Huế

385,98

498,75

0,00

0,00

2

Thị xã Hương Thủy

34,90

46,84

26,35

31,23

3

Thị xã Hương Trà

19,24

33,57

19,24

18,08

4

Huyện Phong Điền

9,12

17,88

36,64

45,25

5

Huyện Quảng Điền

4,85

15,35

32,44

38,86

6

Huyện Phú vang

12,16

20,02

47,02

59,90

7

Huyện Phú Lộc

10,19

26,23

53,52

66,40

8

Huyện Nam Đông

2,58

4,96

11,03

13,72

9

Huyện A Lưới

3,63

6,82

19,06

23,02

 

Kết quả dự báo cho thấy, đến năm 2025 khối lượng phát sinh CTRSH của toàn tỉnh khoảng 727,93 tấn/ngày và đến năm 2030 khoảng 966,89 tấn/ngày.

Nếu tỷ lệ giảm thiểu tại nguồn được đặt ra là 5% tới năm mục tiêu 2030, bắt đầu từ năm 2021. Khối lượng chất thải thu gom sau khi giảm thiểu tại nguồn là 918,55 tấn/ngày vào năm 2030.

Bảng 8. Dự báo khối lượng CTRSH phát sinh theo các năm

Đơn vị: tấn/ngày

 

STT

Năm

Địa phương

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

1

Thành phố Huế

364,83

375,41

385,98

451,25

463,13

475,00

486,88

498,75

2

Thị xã Hương Thủy

56,71

58,98

61,25

68,31

70,75

73,19

75,63

78,07

3

Thị xã Hương Trà

31,94

33,22

38,49

45,19

46,81

48,42

50,56

51,65

4

Huyện Phong Điền

41,81

43,90

45,76

51,40

53,63

55,87

58,10

63,13

5

Huyện Quảng Điền

33,19

34,85

37,28

44,13

46,05

47,97

49,89

54,21

6

Huyện Phú Vang

55,42

58,19

59,18

65,42

68,26

71,11

73,95

79,92

7

Huyện Phú Lộc

58,45

61,38

63,71

75,42

78,70

81,98

85,26

92,64

8

Huyện Nam Đông

12,96

13,25

13,60

16,13

16,75

17,13

17,52

18,68

9

Huyện A Lưới

20,35

21,37

22,69

24,52

25,58

26,65

27,71

29,84

 

Tổng

675,68

700,55

727,93

841,76

869,65

897,31

925,50

966,89

 

3.2. Dự báo tỷ lệ thu gom giai đoạn 2025 - 2030

Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt năm 2025, tầm nhìn 2030 của tỉnh Thừa Thiên Huế được dự báo dựa trên các cơ sở sau:

Đánh giá hiện trạng tỷ lệ thu gom CTR của tỉnh Thừa Thiên Huế và so sánh với tỷ lệ thu gom của vùng Trung du và miền núi phía Bắc và của Quốc gia

+ Tỷ lệ thu gom tại khu vực đô thị:

Theo báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia năm 2019 (Bộ TNMT), tỷ lệ thu gom CTRSH  đô thị toàn quốc trung bình đạt 92%, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung đạt 84,9%.

Kết quả đánh giá hiện trạng thu gom CTR ở tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy, tỷ lệ thu gom CTR đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế dao động trong khoảng 73% - 98%, trung bình đạt 85,5% gần bằng tỷ lệ thu gom trung bình toàn quốc;  

+ Tỷ lệ thu gom tại khu vực nông thôn:

Theo báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia năm 2019 (Bộ TNMT), tỷ lệ thu gom CTRSH  nông thôn toàn quốc trung bình đạt 66% và có sự chênh lệch lớn giữa các địa phương; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung đạt 62,8%.

Kết quả đánh giá hiện trạng thu gom CTR nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy tỷ lệ thu gom CTR khu vực nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế dao động trong khoảng 0- 85%.

(2) Đánh giá khả năng đạt các mục tiêu thu gom CTR đô thị và nông thôn đã được phê duyệt tại quyết định số QĐ 491/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về   Điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Chiến lược quốc gia)

Trên cơ sở đánh giá tỷ lệ thu gom CTR hiện trạng của tỉnh Thừa Thiên Huế, so sánh với tỷ lệ thu gom của vùng và Quốc gia và mục tiêu của Chiến lược quốc gia tới năm 2025, 90% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các đô thị được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường cho thấy:

+ Đối với thành phố Huế đô thị loại I, tỷ lệ thu gom hiện trạng đã vượt mục tiêu được phê duyệt tại Chiến lược quốc gia, vì vậy, dự báo tới năm 2030, tỷ lệ thu gom của thành phố Huế đạt 100%.

+ Đối với các đô thị loại II, IV, V  có tỷ lệ thu gom đạt 69% - 89% so với mục tiêu được phê duyệt tại Chiến lược tới năm 2025. Dự báo tới năm 2030, tỷ lệ thu gom của các đô thị này đạt 80% - 95% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh;  

+ Đối với các khu vực nông thôn, tỷ lệ thu gom trung bình toàn quốc năm 2018 đạt 66%. Giả thiết, tốc độ gia tăng tỷ lệ thu gom CTR nông thôn trung bình năm quốc gia giai đoạn 2019 – 2025 ổn định ở mức 1,5%/năm như giai đoạn 2009 – 2016 thì tỷ lệ thu gom CTR nông thôn trung   bình của quốc gia năm 2025 đạt 73% (thấp hơn mục tiêu của quốc gia tới năm 2025 là thu gom 80% CTR tại các khu vực nông thôn). Đến năm 2030, tỷ lệ thu gom CTR nông thôn trung bình của quốc gia có thể đạt 80% nếu tốc độ gia tăng tỷ lệ thu gom CTR nông thôn ổn định ở mức 1,5%/năm.

Tỷ lệ thu gom CTR khu vực nông thôn của tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ gặp nhiều rào cản bởi địa hình khó khăn, giao thông không thuận lợi, dân cư các khu vực vùng sâu vùng xa thưa thớt... Do đó, dự  báo tỷ lệ thu gom CTR nông thôn của tỉnh Thừa Thiên Huế tới năm 2030 đạt 60 - 70%, riêng khu vực nông thôn thành phố Huế đạt 81%.

4. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

4.1. Kết quả đạt được

- Về hoạt động thu gom CTRSH: Tất cả huyện/thành phố/thị xã đã có đơn vị nhà nước, tư nhân đảm trách hoạt động thu gom CTRSH, do đó đã nâng cao tỷ lệ chất thải được thu gom trên địa bàn tỉnh. Các hộ gia đình đã cơ bản thực hiện bố trí dụng cụ chứa CTRSH tại nhà để chuyển cho tổ thu gom và nộp phí VSMT theo quy định.

- Về hoạt động vận chuyển CTRSH: các địa phương đã quy định cụ thể mức hỗ trợ cho hoạt động vận chuyển CTRSH trên địa bàn tỉnh; các đơn vị có chức năng vận chuyển CTR từ điểm tập kết, trạm trung chuyển về nhà máy xử lý cơ bản đã đầu tư xe chuyên dụng đảm bảo kiểm soát, hạn chế tác động gây ô nhiễm trên tuyến đường vận chuyển; thực hiện đúng tần suất thu gom, vận chuyển không xảy ra tình trạng ùn ứ CTRSH tại các điểm trung chuyển gây ô nhiễm môi trường.

- Về hoạt động xử lý CTRSH: Đã kiểm soát không để phát sinh các BCL tự phát.

4.2. Tồn tại, hạn chế

- Về hoạt động thu gom, vận chuyển:

+ Phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển CTRSH tại các xã còn thiếu, chủ yếu là phương tiện thủ công.

+ Ở các khu vực nông thôn, một số điểm tập kết CTR đang trở thành điểm ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước và thất thoát rác thải nhựa do thời gian lưu CTR tại các điểm tập kết dài.

+ Một số xã miền núi do không thuận lợi về đường giao thông, mật độ dân thưa nên chưa có hệ thống thu gom, vận chuyển.

+ Các địa phương chưa quy hoạch các điểm đặt thùng rác, điểm hẹn xe gom, điểm tập kết rác, điểm trung chuyển rác. Các điểm trung chuyển, tập kết CTRSH  tại các địa phương hiện có nhiều điểm gần khu dân cư (đặc biệt là đối với các điểm trung chuyển CTRSH) gây ảnh hưởng tới giao thông, môi trường cảnh quan và cuộc sống của nhân dân khu vực xung quanh cũng như khó khăn trong thu gom, vận chuyển rác.

+ Một số địa phương chưa quy hoạch các điểm tập kết chai lọ, túi nilon đựng thuốc BVTV trên các đồng ruộng.

- Về hoạt động xử lý chất thải:

+ Tỷ lệ chất thải sinh hoạt vẫn xử lý chủ yếu theo hình thức chôn lấp do đó làm mất quỹ đất và không đáp ứng được số dân và lượng CTR ngày càng tăng.

+ Công nghệ xử lý đốt tiêu hủy đang thực hiện tại các nhà máy, quy trình lò đốt đã thực hiện đúng theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường nhưng thực tiễn hoạt động chung của nhà máy chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường: Quá trình vận hành thiết bị còn chưa ổn định; khu vực tập kết, lưu chứa chất thải trước khi xử lý phát sinh mùi.

+ Tình trạng ô nhiễm môi trường cục bộ tại các BCL CTRSH của các địa phương.

+ Thực trạng hầu hết CTRSH của tỉnh đều được xử lý theo phương pháp chôn lấp. Trong khi đó, xu hướng của thế giới đã xem CTR là tài nguyên áp dụng cho nền kinh tế toàn hoàn. CTR sẽ là nguồn nguyên và nhiên liệu cho một số ngành công nghiệp khác.

 

Xây dựng và phát triển bởi: Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi khí hậu miền Trung, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
Đơn vị tài trợ: Dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam”, WWF-Việt Nam